Vai trò của tiếp thị liên kết trong chiến lược Digital marketing
Vai trò của tiếp thị liên kết trong chiến lược Digital marketing

03-12-2018

Affiliate marketing có thể được xem như một sự kết hợp thu nhỏ của toàn bộ các kênh digital. Digital marketing bao gồm các hình thức SEO, Google Ads, Facebook Ads, Social, PPC, Display, Email, Native ads và cả Affiliate.

Thế nhưng, Affiliate về bản chất nó (Performance marketing base on Partnership) là việc các nhà quảng cáo dựa vào publisher để quảng bá sản phẩm của mình. Publisher có thể chạy tất cả các hình thức digital marketing và họ nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng qua link của họ (Tức là bước cuối cùng trong hành trình mua hàng của người dùng).

Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng, publisher sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo dựa trên các nền tảng traffic như website, blog, mạng xã hội hoặc dữ liệu người dùng của họ.

Vì thế Affiliate marketing có thể tiếp cận nhiều touch point trong hành trình mua hàng (Customer journey).

Affiliate đối với hành trình khách hàng.

Trong hơn 20 năm tồn tại và phát triển của mình, Affiliate ngày càng phát triển và đóng góp 1 vai trò quan trọng trong chiến lược digital marketing tổng thể của doanh nghiệp. Năm 2016, chỉ tính riêng các nhà bán lẻ tại Mỹ đã dành ra 4,7 tỷ USD cho Affiliate marketing.

Dự báo năm 2020 con số năm ước tính đạt 6,8 tỷ USD. Affiliate Marketing giờ đây đã bắt kịp Email Marketing với cùng 16% đơn hàng online được ghi nhận qua mỗi kênh này. Trong khi đó 20% đơn hàng online đến từ paid search, con số này đối với organic search là 21%.

Tại Việt Nam dù affiliate marketing mới thực được biết đến rộng rãi từ năm 2015 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của thị trường cũng rất ấn tượng.

Báo cáo của hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 cho thấy các doanh nghiệp trong ngành affiliate có mức tăng trưởng từ 100-200%. Các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị liên kết có mức tăng trưởng đơn hàng lên đến 300% mỗi tháng.

Shopee tăng trưởng 300% đơn hàng mỗi tháng từ Affiliate marketing.

Giá trị của Affiliate trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp

1. Tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình khách hàng

Ngày nay, khi mà hành trình mua hàng của người dùng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm "touch point" tỏ ra chưa đủ hiệu quả. Doanh nghiệp cần một chiến lược để đưa thông điệp của thương hiệu đến đúng với tệp khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.

Theo nghiên cứu 70% người dùng tin tưởng vào những review, đánh giá của chuyên gia, người có ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng.

Affiliate như đã nói có thể hiểu là hình thức "Performance marketing base on Partnership". Doanh nghiệp dựa vào những publisher (partnership) để đưa thông điệp của mình đến khách hàng. Sử dụng affiliate từ đó đem lại cơ hội để thương hiệu có thể thâm nhập vào những ngách sâu hơn, tối ưu hơn trong customer journey.

2. Thấu hiểu insight khách hàng

Mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp ngoài mục tiêu giúp ra tăng doanh số khách hàng thì điều quan trọng không kém đó là từ những dữ liệu mà chiến dịch marketing đó đem lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng như thế nào để cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho các chiến dịch trong tương lai.

Đối với affiliate marketing, các doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng được publisher đem lại như kênh digital marketing nào đem lại nhiều khách hàng nhất cho sản phẩm của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh mang lại hiệu quả.

Tệp khách hàng tiềm năng của bạn là ai?

Với mỗi touch point trong hành trình khách hàng thì thông điệp như thế nào là phù hợp?

3. Ứng dụng nhanh những công nghệ mới vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp

Khi mà xu hướng automation marketing ngày càng trở nên rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc làm sao để ứng dụng nó vào mô hình công ty của mình một cách hiệu quả. Những rủi ro về chi phí nhân sự, quản lý luôn khiến các doanh nghiệp đắn đo khi tiếp xúc với công nghệ mới.

Trong khi đó, Affiliate với bản chất là việc hợp tác cùng các publisher đem đến cơ hội cho thương hiệu của doanh nghiệp được tiếp cận trên nhiều nền tảng khác nhau cùng một lúc. Mô hình CPA (Cost per action) khiến doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của mình. Bạn chỉ phải trả tiền khi đơn hàng của khách hàng được ghi nhận và thanh toán thành công.

4. Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Gần đây, khi các thuật ngữ như Performance, ROI (Return on investment) được nhắc đến nhiều hơn. Đứng trước mỗi quyết định triển khai một campaign marketing, câu hỏi luôn là làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến dịch đó.

Theo báo cáo của IAB Marketing, trung bình doanh nghiệp có thể thu được 14$ trên mỗi 1$ chi phí bỏ ra cho Affiliate. ROI tương ứng 1400%.