07-11-2018
Mắc kẹt với “gót chân Achilles” của TMĐT
Năm 2003 được xem là giai đoạn TMĐT Việt Nam bắt đầu có hình hài với những đại diện như vatgia, muaban, 5giay… Tuy nhiên, đó đơn thuần chỉ là sàn trung gian để quảng cáo, không có khả năng giao dịch.Sau đó là thời điểm nở rộ deal, voucher với những cái tên như muachung, nhommua cho đến khi “thoái trào” vào năm 2012 với những lùm xùm về uy tín. Đó cũng là lúc Lazada bắt đầu đặt chân vào Việt Nam.
Hơn ai hết, những nhân viên lâu năm của Lazada là người thấu hiểu nỗi khổ mà “gã khổng lồ” âm thầm chịu đựng từ những ngày đầu chân ướt chân ráo khai phá thị trường. Chị Phạm Thị Quỳnh Trang – Giám đốc phát triển nhà bán hàng cho biết: “Thời điểm đầu, khi Lazada đăng hàng lên bán, chúng tôi chờ đơn đặt hàng của khách rồi đặt tài xế vào siêu thị mua từng món giao để giao.Doanh thu đạt được trong một ngày ở thời điểm hiện tại từng là mục tiêu cần phải đạt được trong 1 tháng thời điểm trước. Nhiều người không chịu “khổ” được đã rời bỏ Lazada.”
Bên cạnh đó, việc thuê kho tập kết hàng hoá cũng là vấn đề lớn của Lazada.“Khi việc thuê kho chứa hàng gặp nhiều khó khăn, liên tục dời địa điểm thì toàn thể mọi người không kể sếp hay nhân viên đều đi dọn kho.” – chị Trang nói thêm.
Chị Thanh Đoàn – Trưởng bộ phận hàng FMCG nhớ lại: “Thời điểm mới vào, Lazada rất nhỏ, không có ai tin tưởng. Thậm chí lúc đó tôi còn tưởng Lazada chỉ là một cửa hàng online thông thường chứ chưa nghĩ là sẽ có nền tảng công nghệ hoặc xây dựng sàn giao dịch gì cả.”
“Vươn vai” trở thành gã khổng lồ
Những khó khăn mà Lazada gặp phải có thể “giết chết” bất cứ sàn TMĐT nào. Bằng chứng là sự ra đi của những cái tên như Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn, Lingo.vn… Tuy nhiên, nghịch lý là Lazada chỉ có thể ngày càng lớn mạnh hơn. Đến năm 2014, ông trùm TMĐT Đông Nam Á đã vượt qua 216 sàn giao dịch TMĐT khác trong nước để đứng đầu về doanh thu, chiếm 36,1% thị phần. Cho đến thời điểm hiện tại, vị trí này vẫn chưa có ai soán ngôi.
Lazada là doanh nghiệp TMĐT được tìm kiếm nhiều nhất năm 2017
Tuy nhiên, cột mốc đánh dấu sự chuyển mình đáng kể của Lazada là xây dựng Marketplace – sàn giao dịch TMĐT đúng nghĩa từ năm 2015, cùng với đó là việc thắt chặt chất lượng nguồn hàng. Chính sách này của Lazada cũng đồng thời “sát phạt” nhiều nhà bán lẻ nếu họ không đảm bảo cung cấp được sản phẩm chính hãng nhưng bù lại, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo tối đa, uy tín TMĐT được nâng cao. Bên cạnh đó, tháng 10/2015, Lazada cũng ra mắt đơn vị giao nhận riêng Lazada Express.nhằm góp phần giúp “chuẩn hoá” dịch vụ giao nhận vốn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp TMĐT. Ông Fabian Wandt - Giám đốc vận hành của Lazada Việt Nam cho biết: “Năm 2013, Lazada chỉ có một nhà kho nhỏ ở Cát Lái, tất cả mọi thứ đều được thực hiện thủ công. Sau 5 năm không ngừng xây dựng và phát triển, hiện chúng tôi đang có 3 trung tâm tiếp nhận và quản lý hàng hóa với tổng diện tích sử dụng lên đến 15.000 m2 cùng hệ thống kỹ thuật hiện đại. Nếu như thời điểm đầu mỗi ngày chúng tôi có 40 tài xế đi giao hàng thì giờ chúng tôi đã có hơn 600 tài xế giao nhận hàng tại hơn 40 điểm tập kết dọc Việt Nam.”
Sắp tới, sinh nhật Lazada sẽ diễn ra từ ngày 9-11.5.2018 với các hoạt động thú vị như các trò chơi Càng xóc càng bốc (từ ngày 2.5- 8.5), Điều ước bất khả thi (2.5 – 8.5), cùng các hoạt động như Livestream sinh nhật Lazada (sáng ngày 9.5), Chiếc hộp bí ẩn (9.5), Chợ đồng giá 1k và 6k (9 – 11.5), Deal chớp nhoáng diễn ra trong suốt 3 ngày sinh nhật cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác. Đại diện Lazada khẳng định: “Sinh nhật lần thứ 6 không chỉ là dấu mốc quan trọng Lazada có mặt và tiên phong tại thị trường Việt Nam mà còn là dịp để chúng tôi tặng cho người tiêu dùng những dịch vụ những trải nghiệm chưa từng có với TMĐT.”
Là một trong những người tiên phong, khai phá mảnh đất TMĐT, Lazada vừa có những lợi thế, vừa gặp phải bất lợi nhưng hành trình 6 năm qua đã chứng minh 1 điều: Lazada vẫn là gã khổng lồ TMĐT, thúc đẩy TMĐT Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
CafeBiz