02-10-2020
Chúng ta đã bàn nhiều về các chiến lược marketing hay cách lên kế hoạch thực thi cụ thể như thế nào. Thế nhưng, dù có chuẩn bị tốt đến đâu mà khâu thực hiện lại không hiệu quả thì cũng không có ích gì. Vì thế, là một marketer, bạn luôn phải quan tâm đến việc đặt ra các KPI – các chỉ số hiệu suất giúp kiểm soát mọi chiến dịch truyền thông được tung ra thị trường.
Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thêm về KPI và xem xét một số ví dụ về KPI marketing có thể giúp bạn cải thiện hoạt động tiếp thị của mình như thế nào.
KPI là gì?
KPI là một chỉ số hiệu suất đo lường cách công ty của bạn đang hoạt động để đạt được một mục tiêu nhất định. Có nhiều loại KPI cho mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ tài chính, tiếp thị, bán hàng hay vận hành chung.
Bây giờ, chúng ta đã hiểu KPI là gì, vì vậy, hãy xem một số ví dụ dưới đây.
Chi phí chuyển đổi khách hàng (Customer acquisition cost – CAC) đo lường số tiền cần thiết để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng (Lead) thành khách hàng thực sự.
Số liệu này có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động marketing của bạn vì nó giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn về việc sử dụng ngân sách.
Ví dụ, bạn sẽ không muốn chi quá nhiều tiền cho quảng cáo nếu điều đó không mang lại lợi nhuận. Về cơ bản, điều này giúp doanh nghiệp quyết định chi bao nhiêu tiền cho việc thu hút khách hàng.
Một số liệu khác có thể giúp xác định số tiền cần chi cho hoạt động tiếp thị là Lifetime value of a customer (LTV) – giá trị lâu dài của khách hàng. Chỉ số này cho biết tổng doanh thu mà doanh nghiệp dự kiến có thể thu được từ một khách hàng.
Đây là một số liệu hữu ích để so sánh với CAC. Ví dụ: nếu CAC của bạn cao hơn LTV, thì có thể bạn đang chi quá nhiều tiền để có được khách hàng của mình.
Lợi tức đầu tư vào marketing đề cập đến số tiền bạn thu được so với chi phí marketing đã bỏ ra. Để tính toán ROI, bạn sẽ lấy tổng mức tăng trưởng doanh số trừ đi chi phí marketing, rồi sau đó chia tiếp cho chi phí marketing.
Trong marketing, hãy nhớ rằng khó có thể quy trực tiếp mức tăng doanh số cho một chiến dịch marketing cụ thể. Nhưng nếu đúng như vậy, bạn có thể lấy tổng mức tăng doanh số trừ đi doanh số tự nhiên trung bình và chi phí marketing, rồi sau đó chia cho chi phí marketing để tính ROI.
Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (Return on ad spend) là một KPI cụ thể hơn mà bạn có thể sử dụng để xác định mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo của mình.
Số liệu này đo lường doanh thu được tạo ra so với mỗi đồng chi phí bạn chi cho một chiến dịch quảng cáo. Nó thường là một tỷ lệ.
Ví dụ: giả sử bạn kiếm được 10 đồng cho mỗi 1 đồng chi tiêu cho một chiến dịch quảng cáo. Điều đó có nghĩa là ROAS của bạn cho chiến dịch đó là 10:1.
MQL (Marketing Qualified Leads) là một khách hàng tiềm năng (lead) đã gắn bó với công ty của bạn và có thể trở thành một khách hàng tiềm năng thực sự hơn nếu bạn nuôi dưỡng mối quan hệ đó.
Đây là một KPI tuyệt vời để đo lường vì nó giúp team marketing biết được họ đang mang lại bao nhiêu khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, khi so sánh với khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (sales qualified leads), bộ phận marketing cũng có thể đo lường bao nhiêu MQL trở thành SQL và cuối cùng trở thành khách hàng.
Nếu một MQL được nuôi dưỡng đúng cách, thì cuối cùng họ sẽ trở thành một khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng. SQL là một khách hàng tiềm năng sẵn sàng nói chuyện và nghe tư vấn từ đội ngũ bán sales.
Thông thường, những khách hàng tiềm năng này đã được bộ phận marketing nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng.
Có thể nói, KPI này rất hữu ích vì nó có thể giúp team marketing nắm được có bao nhiêu khách hàng tiềm năng đã đi đến bước nói chuyện với team sales.
Là một marketer, một trong những công việc phổ biến chính là quản lý các tài khoản mạng xã hội cho doanh nghiệp. Nếu bạn là người đảm nhiệm trọng trách đó, một KPI hữu ích là tăng số lượng người theo dõi.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nhóm truyền thông xã hội là tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tăng cường tương tác với các khách hàng. Tăng lượng người theo dõi là một cách tuyệt vời để đo lường thành công cho những mục tiêu đó.
Để phát triển số lượng người theo dõi, bạn có thể cân nhắc chạy các chiến dịch trả phí. Một thương hiệu đã tăng thêm 36 lần số lượng người theo dõi của mình mỗi ngày trong 4 ngày bởi họ đã chạy một loạt các bài đăng trả phí trên Instagram, giúp tăng số lượng người theo dõi lên 18,15%.
Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người truy cập trang web (visitor) hoàn thành một hành động mong muốn. Hành động mong muốn có thể là bất cứ điều gì, từ hoàn thành các biểu mẫu online đến đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm.
Đây là một KPI hữu ích để theo dõi vì nó có thể cho bạn biết mức độ thành công của bạn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: nếu hành động mong muốn là điền vào biểu mẫu trên web, việc đo lường tỷ lệ chuyển đổi của bạn có thể cho bạn biết rằng trang web của bạn có đang chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng hay không. Nếu câu trả lời là không, bạn nên bắt đầu suy nghĩ lại về chiến lược của mình.
Là một marketer, thu hút mọi người đến với công ty của bạn là một trong những mục tiêu tối thượng. Một cách tuyệt vời để làm điều đó là thu hút họ truy cập trang web.
KPI về số lượng người truy cập trang web là một KPI quan trọng vì nó có thể theo dõi sự thành công của một số chiến dịch. Ví dụ: nếu bạn đang theo dõi lưu lượng truy cập web tự nhiên, thì bạn sẽ đo lường được hiệu quả của nhóm SEO của mình.
Mặt khác, nếu bạn đang theo dõi người truy cập web từ phương tiện truyền thông xã hội, thì bạn có thể tính toán được có bao nhiêu người mà team social có thể gửi đến trang web của bạn.
Một trong những vai trò chính trong marketing là truyền thông xã hội. Một trong những KPI chính cho mạng xã hội là mức độ tương tác.
Bạn có thể theo dõi lượt thích, lượt chia sẻ, nhận xét, tin nhắn, gắn thẻ hoặc lượt đề cập. Bất kỳ cách nào mà khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đang tương tác với bạn, bạn có thể được tính là tương tác.
Đo lường mức độ tương tác có thể giúp bạn phân tích mức độ thành công của các bài đăng trên mạng xã hội.
Lưu lượng truy cập giới thiệu là một KPI có thể giúp bạn hiểu khách truy cập web của bạn đến từ đâu.
Đây là một KPI tuyệt vời để theo dõi vì nó giúp bạn hiểu cách hầu hết mọi người tìm thấy công ty của bạn. Đây có thể là thông tin hữu ích khi xây dựng chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn.
Điều quan trọng ở đây là phải đo lường sự thành công của các nỗ lực SEO của bạn. Để làm điều đó, bạn có thể sẽ theo dõi KPI của lưu lượng truy cập tự nhiên và hiệu suất từ khóa.
Với công cụ SEO, bạn có thể xem công ty của bạn đang xếp hạng tốt như thế nào trên các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa nhất định. KPI này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược SEO tổng thể để lên hạng bài viết một cách tự nhiên.
Là một marketer, bạn cần có KPI cho mọi chiến dịch bạn đang hoạt động.
Ví dụ: nếu bạn đang tổ chức một sự kiện, thì bạn sẽ phải theo dõi việc tham dự sự kiện đó. KPI này sẽ cho bạn biết team marketing đã làm tốt như thế nào trong việc thu hút mọi người đến với sự kiện của bạn.
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng tỷ lệ giữ chân khách hàng không phải là một KPI về marketing, nhưng nó thực sự rất quan trọng để xem xét.
Giữ chân khách hàng là một KPI tuyệt vời để theo dõi đối với các marketer vì họ có thể sử dụng thông tin trong thông điệp cho các chiến dịch tiếp thị của mình.
Ngoài ra, số liệu này giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, vì vậy bạn có thể marketing tới họ tốt hơn.
Chốt lại thì, KPI rất quan trọng vì chúng là cách bạn đo lường thành công với tư cách là một marketer. Bạn sẽ sử dụng KPI trong hầu hết mọi tình huống vì bạn sẽ cần theo dõi thành công cho cả các chiến dịch ngắn hạn và dài hạn.
Nguồn: https://sage.edu.vn/